Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014
Tải đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 6 7 8 9 chuẩn nhất
Blog 365 tổng hợp đề thi học kì 1 môn sinh lớp 6 7 8 9 chuẩn nhất. Mỗi lớp chúng tôi cung cấp nhiều mẫu đều tiêu biểu. Bài viết nằm trong serie về đề thi học kì 1 về các lớp khối THCS bao gồm lớp 6, lớp 7, lớp 8 và 9. Sinh học cũng là một khá thú vị, môn học căn bản cho những người muốn làm bác sĩ tương lai.
Sinh học lớp 6 - Tải các đề sinh mẫu lớp 6 (18 đề): Tải về
Tham khảo một số đề hay ngay trên blog của chúng tôi.
Mẫu 01 : đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 6 trường THCS Mỹ Hòa
I/ Phần trắc nghiệm ( 3 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Bộ phận không phải là cơ quan sinh dưỡng của thực vật là:
A.Rễ B. Thân C. Hoa D. Lá
Câu 2. Miền nào của rễ có chức năng làm cho rễ dài ra là:
A. . Miền trưởng thành B. Miền sinh trưởng
C. Miền hút D. Miền chóp rễ
Câu 3. Ở thân cây mạch gỗ làm nhiệm vụ:
A.Vận chuyển nước và muối khoáng B. Vận chuyển chất hữu cơ
C. Giúp thân cây to ra D. Giúp cây dài ra
Câu 4. Loại rễ biến dạng chứa chất dự trữ cho cây là:
A. Rễ móc B.Rễ củ C.Giác mút D. Rễ thở
Câu 5. Không nên bấm ngọn đối với :
A.Cây mồng tơi B. Cây rau muống C. Cây bạch đàn D.Cây bí đỏ
Câu 6 . Chức năng chủ yếu của thịt lá là :
A.Cho ánh sáng đi qua B.Trao đổi khí
C.Dự trữ các chất D. Chế tạo chất hữu cơ
II/ Phần tự luận : (7 điểm)
Câu 1: Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. (2 điểm)
Câu 2: Nêu sự giống và khác nhau giữa cấu tạo trong miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non?
(2 điểm )
Câu 3: Thế nào là quang hợp ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ? (1.5 điểm)
Câu 4: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ? (1,5đ)
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn sinh học mẫu đề 01
I/ Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | B | A | B | C | D |
II/Phần tự luận:
Câu 1: - Vẽ đúng , đẹp ( 1đ)
- Chú thích đầy đủ , đúng (1đ)
Câu 2: a) Giống nhau (1đ)
- Đều có cấu tạo bằng tế bào
- Gồm các bộ phận: Vỏ ( biểu bì , thịt vỏ ) Trụ giữa ( bó mạch , ruột)
b) Khác nhau (1đ)
- Rễ : + Biểu bì có lông hút
+ Bó mạch có mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ
- Thân : + Biểu bì không có lông hút
+ Bó mạch có mạch gỗ và mạch rây xếp thành 1 vòng tròn (mạch rây ở ngoài , mạch gỗ ở trong )
Câu 3: - Nêu đầy đủ khái niệm quang hợp ( SGK trang 72) (0,5đ)
- Viết đúng sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ? (1 đ)
Câu 4: Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: Chất dự trữ của rễ củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng của cây khi ra hoa, tạo quả.Sau khi ra hoa ,chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp , teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.
Mẫu 02 : Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn sinh lớp 6 trường THCS Tây Sơn
I/TRẮC NGHIỆM (3 điểm ) -Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1/Nhóm cây nào dưới đây toàn là cây có hoa?
a- Cây xoài, cây đậu, cây hoa hồng ; b.Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ.
c- Cây táo , cà chua, cây điều . ; d. Cây dừa, Cây hành , Cây rêu, cây thông.
Câu 2/Trong nhóm cây sau, nhóm cây nào toàn là cây rễ cọc?
a-Cây đậu, cây dừa, cây ớt. ; b. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành
c-Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi. d. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô.
Câu 3/Ở rễ cây , miền có chức năng quan trọng nhất là:
a- Miền hút ; b. Miền trưởng thành. ; c. Miền chóp rễ. ; d. Miền sinh trưởng
Câu 4/Chồi lá và chồi hoa giống nhau ở chỗ:
a- Mô phân sinh ngọn. b. Mầm hoa. ; c. Mầm lá.
Câu 5/Thân dài ra nhờ :
a- Sự lớn lên và phân chia tế bào. b.. Chồi ngọn.
c. Mô phân sinh ngọn. d. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Câu 6/Cấu tạo miền hút của rễ gồm:
a-Biểu bì, thịt vỏ, mạch dẫn, mạch gỗ,ruột. ; b-Biểu bì, trụ giữa, ruột
c- Biểu bì, thịt vỏ, trụ giữa, ruột. d-Thịt vỏ, trụ giữa, mạch gỗ, mạc
Câu 1: (3 điểm)
Em hãy vẽ hình và chú thích cấu tạo chung của một tế bào thực vật ?
Câu 2: (3 điểm)
a Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quang hợp?
b Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?
Câu 3: (1 điểm)
a. Vì sao phải thu hoạch rễ củ trước khi cây ra hoa? (1 điểm)
Đáp án đề kiểm tra hk1 môn sinh học lớp 6 THCS Tây Sơn mẫu số 02
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 điểm
1: B -- 2: D -- 3: A -- 4: B -- 5: D -- 6: A
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: (3 điểm)
- Vẽ hình đúng đẹp được 1.25đ
- Chú thích đúng 7 ý ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp,
vách tế bào bên cạnh ) mỗi ý 0.25đ
Câu 2: (3 điểm)
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục ,sử dụng nước ,khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. (1đ)
Ánh sáng
- Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí oxi (1đ)
Chất diệp lục
- Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp là: (1đ)
+ Ánh sáng
+ Nước
+ Hàm lượng khí cacbonic
+ Nhiệt độ
Câu 3: (1 điểm)
Chất dự trữ của các củ dung để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả.Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị tiêu giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của rễ củ đều bị tiêu giảm.
Sinh học lớp 7 : Tải các đề mẫu lớp 7 (18 đề) : Download
Tham khảo một vài mẫu đề trên blog này.
Mẫu 1 : đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 7 - THCS Lý Thường Kiệt
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3đ) - Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Động vật cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và đa bào là:
A. trùng roi xanh
B. trùng giày
C. trùng biến hình
D. tập đoàn trùng roi
Câu 2 : Ruột túi phân nhánh có ở nhóm động vật nào sau đây:
A. Sán lá gan, sán bã trầu
B. Sán dây, giun đũa
C. Giun đất, giun kim
D. Sán bã trầu, rươi
Câu 3: Lớp vỏ cuticun là đặc điểm của:
A. giun đất
B. sán lá gan
C. sán dây
D. giun đũa
Câu 4 : Đôi kìm của nhện có tác dụng:
A. Chăn tơ
B. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi
C. Đưa mồi vào miệng
D. Cơ quan xúc giác, khứu giác
Câu 5 : Quan sát cấu tạo ngoài tôm sông ta đếm được có:
A. 5 đôi chân ngực
B. 6 đôi chân ngực
C. 4 đôi chân ngực
D. 3 đôi chân ngực
Câu 6 : Châu chấu hô hấp bằng cơ quan:
A. Phổi
B. Lổ thở
C. Mang
D. Qua thành cơ thể
B/PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (2đ)Em hãy kể vài tập tính của ốc sên và mực. Mỗi tập tính có ý nghĩa sinh học như thế nào?
Câu 2: (2đ) Trình bày trùng kiết lỵ và trùng sốt rét theo bảng sau ( làm tực tiếp vào bảng)
Đối tượng | Con đường truyền bệnh |
Nơi ký sinh | Tác hại | Tên bệnh |
Trùng kiết lỵ |
||||
Trùng sốt rét |
Câu 3: (2đ) Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
Lớp sâu bọ có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống con người?
Câu 4: Em hãy ghi chú thính vào hình vẽ của giun đất sau (1đ)
1…………………………………..
2…………………………………..
3…………………………………..
4…………………………………..
5…………………………………..
6…………………………………..
7…………………………………..
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn sinh học mẫu đề 1 THCS Lý Thường Kiệt
TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | A | D | B | A | C |
TỰ LUẬN:
Câu 1:
a/ Tập tính của ốc sên
-Tự vệ, đào hang đẻ trứng (0,5 đ)
-Ý nghĩa sinh học từng tập tính(0,5 đ)
b/ Tập tính của mực
-Săn mồi, tung hỏa mù (0,5 đ)
-Ý nghĩa sinh học từng tập tính(0,5 đ)
Câu 2: (2đ) Đúng mỗi ô (0,25đ)
Động vật | Con đường truyền bệnh |
Nơi kí sinh | Tác hại | Tên bệnh |
Trùng kiết lị | -Đường tiêu hóa | Ruột non người | -Viêm loét ruột - mất hồng cầu. |
-Kiết lị. |
Trùng sốt rét | -Qua muỗi Anophen | -Máu người -Thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi anophen. |
-Phá huỷ hồng cầu. -lên cơn sốt |
-Sốt rét. |
Câu 3:
Đặc điểm chung của sâu bọ(0,5 đ)
-Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng ống khí.
Vai trò của sâu bọ (1,5đ)
-Trong tự nhiên(0,5đ)
Trong đời sống con người(1đ)
*Lợi ích: (0,5đ)
* Tác hại: (0,5đ)
Câu 4: đạt từ 2-3chú thích 0,5đ; đạt từ 4-5chú thích được 0,75 đ; đạt từ 6-7chú thích được1đ; còn lại 0,25đ
Sinh học lớp 8 : Tải các đề mẫu sinh lớp 8 (21 đề): Tải về
Tham khảo đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 8 môn sinh học - THCS Nguyễn Huệ
I/ Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) -Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Bộ phận trong tế bào người có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng?
a. Lưới nội chất b. Ribôxôm c. Ti thể d. Bộ máy gôn gi
Câu 2: Chức năng của mô biểu bì :
a. Nâng đỡ liên kết các cơ quan
b. Co dãn tạo nên sự vận động
c. Bảo vệ, hập thụ và tiết
d. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển hoạt động các cơ quan
Câu 3 : Hoạt động của các van tim khi tâm thất co là :
a. Van nhĩ - thất mở, van động mạch đóng. b. Van nhĩ - thất đóng, van động mạch đóng
c. Van nhĩ - thất mở, van động mạch mở d. Van nhĩ - thất đóng, van động mạch mở.
Câu 4: Trong luyện tập tập thể dục- thể thao, một trong các biện pháp làm tăng hiệu quả hô hấp là:
a. Tập thở sâu và giảm nhịp thở. b. Tập thở Bình thường
c. Tập tăng nhịp thở. d. Tâp thở sâu và tăng nhịp thở.
Câu 5: Chức năng của hồng cầu :
a. Vận chuyển chất dinh dưỡng : b. Vận chuyển các chất thải
c. Vận chuyển các chất cần thiết khác d. Vận chuyển ô xy và cac bon nic
Câu 6: Diễn biến nào sau đây xảy ra ở khoang miệng?
a. Tinh bột biến đổi thành glucô b. Lipít biến đổi thành glyxêrin và axít béo
c. Tinh bột biến đổi thành đường mantô d. Prôtêin thành axít amin.
II/ Phần tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: Phân biệt các loại khớp xương ở người? Cho ví dụ? ( 1,5 đ )
Câu 2: Nêu cách sơ cứu khi bị vết thương chảy máu ở lòng bàn tay? ( 1,5 đ )
Câu 3: Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ( 1,5 đ )
Câu 4: Trình bày sự biến đổi thức ăn ở ruột non của người? Theo em sự biến đổi về mặt nào là chủ yếu? Vì sao? ( 2,5 đ )
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 môn sinh - THCS Nguyễn Trãi
*Phần Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 đ
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
c | c | d | a | d | c |
*Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1:Phân biệt các loại khớp xương ở người? Cho ví dụ? ( 1,5 đ )
- Nêu đúng đặc điểm của khớp động, ví dụ ( 0,5 đ)
- Nêu đúng đặc điểm của khớp bán động, ví dụ ( 0,5 đ)
- Nêu đúng đặc điểm của khớp bất động, ví dụ ( 0,5 đ)
Câu 2: Nêu cách sơ cứu khi bị vết thương chảy máu ở lòng bàn tay? ( 1,5 đ )
- SGK sinh học 8 trang 61 ,có 4 ý:
+ Ý 1 và 2 ( mỗi ý đúng : 0,25 đ)
+ Ý 3 và 4 ( mỗi ý đúng : 0,5 đ)
Câu 3: Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ( 1,5 đ )
- Thực hiện theo cơ chế khuyếch tán chất khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp ( 0,5 đ)
- Nêu được sự trao đổi khí ở phổi ( 0,5 đ)
- Nêu được sự trao đổi khí ở tế bào ( 0,5 đ)
Câu 4: Trình bày sự biến đổi thức ăn ở ruột non của người? Theo em sự biến đổi về mặt nào là chủ yếu? Vì sao? ( 2,5 đ )
- Biến đổi lí học: ( 0,5 đ)
- Biến đổi hoá học: ( 0,5 đ)
- Xác định được biến đổi hoá học chủ yếu ( 0,5 đ Giải thích đúng ( 1,0 đ)
Sinh học lớp 9 : Địa chỉ tải đề mẫu thi hk1 sinh 9 (16 đề) : Download
Tham khảo đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 9 - THCS Lê Quý Đôn
A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1/ Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai chó lông ngắn thuần chủng với chó lông dài, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau:
a. Toàn lông dài b. Toàn lông ngắn
c. 1 lông ngắn : 1 lông dài d. 3 lông ngắn : 1 lông dài
2/ Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở :
a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối
3/ Nơi tổng hợp Prôtêin là:
a. nhân tế bào b. màng tế bào c. ARN d. Ribôxôm
4/ Trẻ đồng sinh là :
a. những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh. b. những đứa trẻ sinh ra cùng trứng.
c. những đứa trẻ sinh ra khác trứng. d. những đứa trẻ có cùng một kiểu gen.
5/ Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ?
a . 2n + 1 b . 2n - 1 c . 2n + 2 d . 2n – 2
6/ Ở ngô 2n=20. Một tế bào ngô đang ở kì sau của giảm phân II có số lượng NST bằng bao nhiêu:
a. 40 b. 30 c. 20 d. 10
B/ Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Ở cà chua, tính trạng quả đỏ ( A ) trội so với tính trạng quả vàng (a ) . Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng.
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2
b. Cho hai cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau thì kết quả sẽ thế nào?
c. Cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thuần chủng thì kết quả ra sao?
Câu 2: (2đ) Đột biến gen là gì? Cho ví dụ. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Câu 3: Một phân tử ADN có tổng số nucleotit 50000 , loại T chiếm 35% trong tổng số nucleôtit của phân tử. Hãy xác định số lượng nucleotit loại A, T, G, X ? (2đ)
Đáp án đề kiểm tra hk1 sinh lớp 9 - THCS Lê Quý Đôn
A/ Trắc nghiệm: ( 3đ )
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
b | b | d | a | a | c |
B/ Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2
- Viết sơ đồ lai từ P đến F2 (0,75đ)
- Trả lời kết quả kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2 (0,5đ)
b. Cho hai cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau
- Viết sơ đồ lai (0,5đ)
- Kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai (0,25đ)
c. Cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thuần chủng
- Xác định kiểu gen cây F1 và cây F2 quả đỏ thuần chủng (0,25đ)
- Viết sơ đồ lai (0,5đ)
- Trả lời kết quả(0,25đ)
Câu 2: (2đ)
- K/n Đột biến gen (0,5đ)
- Cho ví dụ. (0,5đ)
- Giải thích đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật (1đ)
Câu 3: (2đ)
Số N loại T là: (50000 : 100) x 35 = 17500 (0,5đ)
Số N loại A = T = 17500 (0,5đ)
Số N loại G = X = 50000 – ( 17500 + 17500) / 2= 7500 (1đ)
Như vậy Blog 365 đã chia sẻ gần hơn 70 mẫu đề thi học kì 1 về môn sinh từ lớp 6,7,8 đến lớp 9. Bộ đề rất đầy đủ và chi tiết, có đáp án và hướng dẫn chấm cụ thể. GV dạy sinh THCS có thể tham khảo còn các em học sinh tải về để ôn thi cho tốt.
Nếu thấy bài viết bổ ích thì các bạn hãy chia sẻ lên kênh Facebook hoặc chia sẻ cho bạn bè cùng nhau ôn thi nhé ! - Chúc độc giả thành công !
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét